SINH HOẠT DƯỚI CỜ - TẬP THỂ LỚP 7A7

Ngày đăng: 23-02-2023 14:36:08

Chương trình sinh hoạt dưới cờ sáng ngày 20/2/2023  của trường  THCS Nguyễn Phong Sắc với chủ đề “ Các sản phẩm đặc trưng văn hóa Việt” được thực hiện bởi HS lớp 7A7. Chương trình được thực hiện bởi sự nhiệt tình, tâm huyết của cô giáo Thu Trang- GVCN, HS lớp và cả các bậc cha mẹ học sinh lớp 7A7.

          Với sự chuẩn bị chu đáo về cả nội dung và trang phục, sự sáng tạo trong xây dựng chương trình, lớp 7A7 đã giới thiệu được với toàn trường những sản phẩm đặc trưng của văn hóa Việt như nón lá, áo dài, tranh giấy, bình gốm… Từ đó học sinh hiểu sâu hơn về những đồ vật vốn gần gũi với cuộc sống quanh mình lại ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa của dân tộc đến thế. Cũng từ đó mà  bồi đắp thêm niềm tự hào và mong muốn được giới thiệu các sản phẩm của dân tộc đến với bạn bề thế giới  trong mỗi học sinh trường THCS Nguyễn Phong Sắc.

              Thông qua chương trình, các em học sinh lớp 7A7 còn giới thiệu đến thầy cô và các bạn một cuốn sách “ Món ngon Hà nội “ của Vũ Bằng.

Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến yêu dấu  luôn là đề tài gợi cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ và cả những nhà khoa học. Mảnh đất ấy được khai thác ở nhiều khía cạnh, từ văn hóa đến con người, từ lịch sử đến ngôn ngữ. Vì thế mà từ thơ ca, nhạc họa, văn học đều có bóng dáng của Hà Nội. Nếu nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi có ca khúc bất hủ “Người Hà Nội”, Đoàn Chuẩn có tuyệt phẩm “Thu quyến rũ”, họa sĩ Bùi Xuân Phái có những bức vẽ tuyệt tác về phố cổ Hà Nội (đã được định danh thành “Phố Phái”), thì nhà văn Thạch Lam có “Hà Nội băm sáu phố phường” Và “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng có lẽ là cuốn sách viết hay nhất, nhiều nhất, đầy đủ nhất về nền ẩm thực tinh túy của thủ đô nghìn năm văn hiến. Tác phẩm thuộc thể loại tùy bút, gồm có phần “Đề tặng”, “Thay lời tựa”, mười lăm chương giới thiệu về mười lăm món ăn đặc trưng của mảnh đất Hà Thành và một chương cuối cùng có tên “Trước khi ngừng bút”.  Mười lăm món ăn làm nên diện mạo của ẩm thực Hà Nội cũng được Vũ Bằng sắp xếp một cách “tài tình nghệ thuật”. Cái “tài tình nghệ thuật” ở đây là ăn một miếng ngon cũng phải ăn cùng với thời tiết bốn mùa yêu thương của Hà Nội, của Bắc Việt: xuân – hạ - thu – đông. Ví như: mùa đông rét mướt thì ăn phở bò, ngô rang, khoai lùi, chả cá, thịt cầy, tiết canh, cháo lòng, hẩu lốn; mùa hè oi ả, nóng bức, ve kêu râm ran thì không gì hợp hơn là ăn bánh đúc, gỏi cá; khi ngọn gió vàng hiu hắt của mùa thu chợt đến thì cốm Vòng là thứ không thể thiếu, rồi món phở gà, bánh cuốn, rươi; cuối cùng là mùa xuân yêu thương đoàn tụ thì món bánh Xuân Cầu làm nên đặc trưng của Tết Bắc Việt.  Với Vũ Bằng, “Miếng ngon Hà Nội” không chỉ là một món ăn mà đó còn là sự kết hợp giữa ẩm thực với cả truyền thống văn hóa dân tộc và cả sự giàu có của hoa cỏ sông núi Bắc Việt.

Bên cạnh nội dung hay, ý nghĩa, chương trình còn hấp dẫn bởi  khả năng MC và khả năng biểu diễn của HS lớp 7A7. Có  thể nói 7A7 đã có một cặp MC thật ấn tượng với giọng nói rất cuốn hút và khả năng linh hoạt trong dẫn chương trình. Đặc biệt là khả năng múa và nhẩy của các bạn HS 7A7 cũng thực sự cuốn hút đối với các thầy cô và HS toàn trường. Chương trình SHDC đã khép lại trong sự tiếc nuối của thầy cô và các bạn khán giả với phần biểu diễn nhảy hiphop vô cùng sôi động trên nền nhạc bài hát “ Quê tôi”.

Sau đây là một số hình ảnh hoạt động

 

Bài viết liên quan